Thực tế cho thấy khi Xã hội ngày càng phát triển với nhiều nền tảng hỗ trợ thông tin thì đồng nghĩa với việc lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận hàng ngày cũng tăng theo. Thông tin đến với chúng ta lúc nào cũng có hai mặt; đó là mặt tiêu cực và mặt tích cực.
Trầm cảm và nguy cơ trở thành một chủ doanh nghiệp trầm cảm
Mối liên hệ giữa Trầm cảm và thời đại công nghệ số 4.0
Không phải ngẫu nhiên mà xu hướng Trầm Cảm lại được gắn với sự phát triển của Xã hội và thời đại công nghệ số 4.0. Thực tế cho thấy khi Xã hội ngày càng phát triển với nhiều nền tảng hỗ trợ thông tin thì đồng nghĩa với việc lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận hàng ngày cũng tăng theo. Thông tin đến với chúng ta lúc nào cũng có hai mặt; đó là mặt tiêu cực và mặt tích cực. Tích cực ở đây là khi các thông tin giúp chúng ta giải quyết công việc của mình được tốt hơn và mang lại giá trị có cuộc sống chúng ta. Và, ở chiều kia, mặt tiêu cực của thông tin thì đi theo hướng ngược lại.
Và khi thông tin không được xử lí khéo léo và đúng cách hay khi có quá nhiều thông tin tiêu cực ùa đến, chúng ta rất dễ bị nhấn chìm và rồi rơi vào cái bẫy Trầm cảm lúc nào không hay. Đối với chủ doanh nghiệp thời đại 4.0 thì lượng thông tin cần xử lí càng nhiều hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ nói về rủi ro trở thành một chủ doanh nghiệp trầm cảm luôn hiển hiện và phương pháp để phòng ngừa và điều trị.
Trầm cảm là căn bệnh không dễ nhận thấy
Theo các báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì tính đến năm 2021 Trầm cảm là căn bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của con người chỉ sau bệnh tim mạch. Ở Việt Nam, trầm cảm hiện nay đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ.
Ngoài các yếu tố bên ngoài như môi trường, bệnh Trầm cảm bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như các mối quan hệ, yếu tố cảm xúc cá nhân trước sự vật sự việc nhất định, yếu tố di truyền, yếu tố bệnh tật, v.v.
Trong khi đa phần những bệnh nhân trầm cảm lúc đầu không nhận thấy triệu chứng rõ rệt ở bản thân, một số khác lại có xu hướng không muốn công nhận rằng mình bị căn bệnh này. Các can thiệp bảo vệ sức khỏe tâm thần hiện có giá tiền rẻ và hiệu quả khá cao, tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị sớm thì chi phí chăm sóc và điều trị sẽ tăng cao về sau. Là một chủ doanh nghiệp, sớm bắt mạch tìm ra được bệnh trầm cảm sẽ quyết định rất nhiều đối với phương pháp cần có và kết quả cuối cùng đạt được.
Nguy cơ trầm cảm qua các con số
Các thống kê gần đây của các tổ chức uy tín chỉ ra rằng, những ca liên quan đến trầm cảm hoặc có triệu chứng của căn bệnh trầm cảm đang tăng nhanh. Đặc biệt, trong năm 2020 các con số nhảy vọt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam do tác động của dịch bệnh SARS-CoV-2 hay COVID-19.
Bên dưới là biểu đồ do Hiệp hội Khoa học Thần kinh Hàn Quốc cung cấp mới đây ghi nhận sự gia tăng số ca trầm cảm và các dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở một số các quốc gia phát triển bao gồm Hàn Quốc.
Trầm cảm gây thiệt hại lớn cho cá nhân chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp và kinh tế chung của toàn Xã hội
Cần nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với sự phát cá nhân chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp và kinh tế chung để giảm thiểu thiệt hại có thể.
Chỉ riêng ở Việt Nam, các báo cáo cho thấy, trầm cảm và các rối loạn tâm thần có khuynh hướng tăng mạnh trong vài chục năm gần đây. Số lượng ca tử vong do rối loạn trầm cảm cũng không ngừng tăng lên theo thời gian và theo tốc độ phát triển của Xã hội. Đã có khoản 31% trường hợp tử vong có liên quan đến hội chứng trầm cảm và một số dạng rối loạn cảm xúc khác.
Trầm cảm làm tăng nguy cơ tự sát
Các nghiên cứu và thống kê cho thấy bệnh trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ và khả năng các vụ tự sát hoặc gây, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài việc liên quan trực tiếp đến việc làm tăng các nguy cơ tự sát (tử vong), bệnh trầm cảm phổ biến nhất là khiến người bệnh tự cách ly với mọi người xung quanh, giảm hiệu suất lao động của cá nhân chủ doanh nghiệp. Nếu càng kéo dài, chủ doanh nghiệp mắc bệnh trầm cảm càng đối mặt với các ám ảnh tinh thần nghiêm trọng hơn có thể khiến cho chủ doanh nghiệp sa sút tinh thần, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ và giảm hẳn chất lượng cuộc sống. Nếu chủ doanh nghiệp là bệnh nhân cao tuổi hay có các bệnh lý nền khác như tiểu đường, tim mạch, rối loạn tuyến giáp thì nguy cơ tử vong càng cao.
Trầm cảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Trầm cảm còn gia tăng tỷ lệ lạm dụng rượu và các chất kích thích. Ngoài những thiệt hại cho chính cá nhân chủ doanh nghiệp trầm cảm, bệnh lý này còn ảnh hưởng đến gia đình và làm tăng gánh nặng cho xã hội.
Đừng trở thành một chủ doanh nghiệp trầm cảm
Việc làm chủ một doanh nghiệp hay đứng đầu một cơ quan đòi hỏi các cá nhân chủ doanh nghiệp hay CEO thường xuyên phải chịu nhiều sức ép rất lớn từ nhiều hướng. Sức ép từ doanh thu và năng suất, sức ép về con người và các mối quan hệ, sức ép và gánh nặng trao giá trị và chăm lo cho đời sống gia đình và các nhân viên, v.v. Cho nên, hơn ai hết, chủ doanh nghiệp cần phải biết cách phòng ngừa căn bệnh này và nếu đã lỡ “va phải” nó thì cần bình tĩnh tìm cách chữa trị dứt điểm.
Phòng ngừa căn bệnh trầm cảm
Với kinh nghiệm kết nối, đồng hành và đào tạo của mình, Stage Mastery gửi đến các bạn đọc nói chung hay các chủ doanh nghiệp nói riêng một vài lưu ý cần thiết sau để phòng ngừa căn bệnh trầm cảm.
Luyện THÂN – TÂM – TRÍ
Luyện THÂN
- Tập thể dục thường xuyên.
- Đi ngủ sớm và dậy sớm. Hạn chế ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
- Ăn uống đủ dưỡng chất.
Khoa học đã chứng minh, các hoạt động thể dục thể thao giúp giảm căng thẳng hiệu quả và cải thiện rất đáng kể căn bệnh trầm cảm. Việc trân trọng, biết ơn và biết chăm sóc chính bản thân mình cũng là điều mà Stage Mastery muốn gửi gắm. Trong các chương trình đào tạo của mình, đặc biệt là các khóa phát triển bản thân khác, chúng tôi luôn khuyến khích các học viên học cách chăm sóc bản thân, từ các bộ phận cơ thể bên ngoài cho đến các cơ quan nội tạng bên trong.
Luyên TÂM
- Đơn giản hóa mọi thứ để bớt đi các nỗi lo không đáng có
- Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng
- Mở rộng cõi lòng, suy nghĩ thoáng, suy nghĩ tích cực và tránh tự cô lập bản thân.
- Tập các bộ môn cải thiện cả thân và tâm như Yoga, Phương pháp hít thở & vận khí
Các chủ doanh nghiệp thường là các nhà hoạt động với năng lượng tràn trề và rất nhiều mục tiêu theo đuổi nhưng có bao giờ các bạn tự hỏi rằng ĐẾN CUỐI CÙNG bạn làm điều đó để làm gì? Nếu câu trả lời của bạn là cho gia đình, thì đến cuối cùng nếu vì quá vướng bận công việc, vì quá nhiều áp lực mà dẫn đến trầm cảm và ảnh hưởng cuộc sống gia đình thì sự cố gắng đó có còn ý nghĩa?
Hãy dành thời gian để tĩnh lại, để “nhớ lại” các giá trị cốt lõi mà mình đang phấn đấu vì và để cho tâm mình được giảm tải, được làm mới liên tục.
Luyện TRÍ
- Thiền định
- Nghe nhạc
- Sáng tạo nghệ thuật
- Cầu nguyện
Nghe nhạc, sáng tạo nghệ thuật hay cầu nguyện đều là các phương pháp giúp cân bằng và có được trí tuệ minh mẫn, đầu óc sáng suốt hơn.
Riêng thiền định kết hợp với tu tập các phương pháp rèn luyện Thân và Tâm bên trên sẽ giúp cho chúng ta tìm lại được sự cân bằng vốn có như khi mình vừa sinh ra ở trên Trái Đất này. Các thiền sư đều dạy rằng sự cân bằng là vốn có trong mỗi chúng ta chứ chẳng ở nơi nào xa vời cả. Khi một chủ doanh nghiệp có được sự cân bằng, đó là lúc trí tuệ phát huy tác dụng tối đa và giúp đưa ra các quyết định đúng đắn, hạn chế các sai lầm có thể.
Điều trị căn bệnh trầm cảm cho chủ doanh nghiệp
Để đi chi tiết vào các bệnh lý và biện pháp chữa trị bệnh trầm cảm cho cá nhân chủ doanh nghiệp đúng nhất thì dĩ nhiên chúng ta cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
Ở Stage Mastery, chúng tôi cũng khuyên bạn điều tương tự. Chúng tôi đã và đang chứng kiến rất nhiều các anh chị là chủ doanh nghiệp nhận được rất nhiều kết quả khả quan từ quy trình này. Và vì đây là chương trình online qua Zoom có giá trị trọn đời nên các học viên có thể tham gia dù đang ở bất kỳ đâu, kể cả ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Làm sao biết mình có bị trầm cảm hay không?
Mức độ trầm cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các triệu chứng của căn bệnh này cũng khác nhau tùy vào tuổi, giới tính, bệnh lý, v.v. Tuy nhiên, Stage Mastery cũng tổng hợp được một số triệu chứng của bệnh trầm cảm hay dấu hiệu của bệnh trầm cảm từ các báo cáo khoa học uy tín như sau:
- Thứ nhất, ít quan tâm hứng thú.
- Thứ hai, cảm thấy thất vọng.
- Thứ ba là mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
- Thứ tư là kiệt sức.
- Thứ năm là chán nản.
- Thứ sáu, cảm thấy bản thân thất bại, vô dụng.
- Thứ bảy là cảm thấy khó tập trung vào công việc.
- Thứ tám là di chuyển chậm chạp hoặc nói chậm.
- Thứ chín, có ý niệm về cái chết.
Mở rộng thêm các dấu hiệu trầm cảm
- Vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài hoặc ngủ nhiều.
- Vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên hoặc ăn nhiều quá mức.
- Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an: luôn cảm thấy bồn chồn, bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng.
- Ngại giao tiếp xã hội: không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh
- Chậm chạp, chán nản, không có hứng thú với bất kỳ điều gì.
- Luôn bi quan trong mọi việc, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ.
- Tự ti về bản thân: luôn lo lắng bản thân kém cỏi, cảm thấy mình vô dụng, sợ hãi.
- Có ý nghĩ về tự tử hoặc đã từng tự tử.
Kiểm tra mức độ trầm cảm qua bài TEST BECK hay còn gọi là thang BECK
Nếu bạn thấy mình có ít nhất một trong các dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm bên trên thì chúng tôi khuyên bạn nên làm thử bài test này. Bài TEST BECK hay còn gọi là Thang BECK là bài trắc nghiệm nổi tiếng và thường là tài liệu được dùng để đánh giá về mức độ trầm cảm ban đầu của người bệnh.
Stage Mastery – Tổng hợp và biên soạn
Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn về bài viết bằng các bình luận bên dưới.