Bẩm sinh giọng nói của mỗi người được hình thành và đóng vai trò rất lớn trong việc phản ánh tiềm năng của bản thân. Người có giọng nói hay ngoài việc có thể gây ấn tượng tốt trong mắt người khác thì thống kê còn chỉ ra rằng độ thành công và hạnh phúc trong cuộc sống thường cũng cao hơn. Với các công việc và ngành nghề liên quan trực tiếp đến việc sử dụng giọng nói làm công cụ, phương tiện chính trong quá trình làm việc như Giảng viên, Giáo viên, Dịch vụ, Tư vấn và chăm sóc khách hàng, MC, đàm phán thì hơn bao giờ hết, một giọng nói hay, trầm ấm, truyền cảm hứng sẽ tạo thiện cảm và sự cuốn hút tới người nghe, khiến người nghe chú ý và yêu mến.
Giọng nói của mỗi người đều khác nhau do các đặc trưng và tiêu biểu của cấu tạo các bộ phận liên quan như dây thanh quản và khoang miệng. Để cải thiện hay thay đổi giọng cho hay hơn nói chúng ta cần sự tập luyện và chi phối vào chính các bộ phận có liên quan trực tiếp này. Ngoài ra chúng ta cũng cần rèn luyện thêm các yếu tố khác như sự tích cực để truyền đạt năng lượng trong từng lời nói.
Stage Mastery gửi các bạn bài viết tổng hợp Bật Mí 7 Bí Quyết Để Có Giọng Nói Hay và Cuốn Hút để các bạn bạn có thể cải thiện giọng nói của mình ngày một hay hơn, truyền cảm hơn.
Đối với các học viên của lớp 30 Ngày Làm Chủ Tài Ăn Nói và Ứng Dụng Làm Video Marketing thì các bạn có thể ứng dụng việc cải thiện giọng nói này vào sản xuất các video marketing của mình hiệu quả hơn.
Sơ lược về giọng nói và sự đặc trưng vùng miền ở Việt Nam
Trước hết ta cần hiểu rằng giọng nói ở các miền Bắc, Trung, Nam dù khác nhau cơ bản nhưng nếu nói về độ hay thì không có giọng nào hay hơn giọng nào cả. Bởi như chúng tôi đã có nói đến bên trên rằng mỗi giọng đều có âm vực, màu sắc và nhịp điệu rất riêng và nó làm nên sự khác biệt ở mỗi người, mỗi vùng miền. Dù vậy, để để tiện trong giao tiếp thì cần theo chuẩn chung nhất định và hạn chế sử dụng các từ ngữ địa phương và sử dụng sai chính tả.
Để chuẩn hóa và cải thiện những gì chưa đúng, chưa đẹp thì cách duy nhất là tập luyện. Chúng ta tập luyện càng nhiều thì sự nhuần nhuyễn và cải thiện giọng nói và lời nói càng rõ rệt vì nói thực ra chính là một kỹ năng. Mà dân gian ta thì có câu “Văn ôn, Võ luyện” đúng không nào?
Vì sao nên luyện giọng nói?
Giọng nói gây ấn tượng cho người xung quanh đến mức con người ta còn thống kê thành những tiêu chí về giọng nói mà qua đó dùng để nhận định và đánh giá một người mới gặp. Những tiêu chí này có thể đúng, cũng có thể sai nhưng không thể phủ nhận rằng ít nhiều nội tâm và tính cách của mỗi chúng ta đều được biểu lộ qua giọng nói. Dựa trên các phân tích, nghiên cứu ta có thể đoán được tình cảm, phẩm chất và cả số phận của một con người.
Đánh giá/nhận xét qua giọng nói? Ví dụ một vài tiêu chí mà có thể bạn đã đọc được ở đâu đó về việc đánh giá con người qua “chất hay” của giọng nói. |
---|
Người có giọng nói ấm áp, bình tĩnh là người kìm nén cảm xúc rất tốt. Họ rất có chủ kiến nên không dễ tiếp nhận ý kiến của người khác cũng như thay đổi suy nghĩ của bản thân. Tính cách tự lập, tự cường không cho phép họ dựa dẫm vào bất cứ ai. Do đó thành công đến với họ là là điều hoàn toàn đoán trước được. |
Giọng nói “tía lia” với tốc độ tia chớp chỉ người nói nhanh và nói nhiều. Họ là người có tính tình lạc quan bẩm sinh, phiền não đến nhanh và đi cũng nhanh. Họ rất coi trọng bạn bè, người thân. Họ thường được những người xung quanh quý trọng bởi sự nhiệt tình của mình nhưng cũng dễ bị ghét bởi tật nói lắm, nói nhiều. |
Người có giọng nói khàn đục có tính cách cứng rắn, mạnh mẽ. Một khi họ đã quyết định thì không gì có thể thay đổi. Họ có khả năng lãnh đạo và có thể làm chủ mọi chuyện. Họ biết cách ăn mặc, mỗi lần xuất hiện trước đám đông đều gây ấn tượng mạnh. |
Người có giọng nói trẻ con là người thích dựa dẫm, phụ thuộc vào mọi người. Dù trời có sập thì vẫn có người chống đỡ cho họ. Họ sợ sự cô độc nên thường hòa mình vào đám đông, thích náo nhiệt. Khả năng giao tiếp tuyệt vời giúp họ dễ dàng thích ứng trong mọi trường hợp. |
Người có giọng nói ôn hòa chứng tỏ con người chính trực. |
Người có giọng nói nhỏ, rit qua kẽ răng chứng tỏ người đa nghi. |
Người có giọng nói mệt mỏi, vô hồn không rõ nghĩa chứng tỏ con người hướng nội và nhát gan. |
Người có giọng nói chắc, trầm hùng, vang rền chứng tỏ là người có sức khỏe dồi dào, tràn đầy sức sống. Con người này có thể làm nên sự nghiệp, phú quý. |
Hiểu về giọng nói của bản thân
Chúng ta hiểu về giọng nói của bản thân mình ở mức độ nào: chỗ nào đã hay và có thể làm tốt hơn, chỗ nào còn kém cần cố gắng nhiều? Để cải thiện được giọng nói thì trước tiên chúng ta cần nắm bắt được đặc điểm giọng nói của mình ở hiện tại như thế nào.
Thường có 6 yếu tố để ta có thể tự đánh giá lại giọng nói hiện tại của mình:
- Âm lượng: Bạn nói to cỡ nào?
- Sự rõ ràng: Bạn có nói líu ríu hay lẩm bẩm hay nói lấp (cà-lăm) không?
- Chất lượng: Bạn nói giọng mũi, giọng gió, hay khàn khàn
- Cao độ tổng thể: Giọng bạn lanh lảnh cao hay trầm thấp?
- Cao độ biến thể: Giọng bạn cứ bình bình, không lên không xuống?
- Tốc độ: Bạn nói quá nhanh hay quá chậm?
Để có thể dễ đánh giá, bạn có thể tự mình thu lại giọng của mình rồi qua đó cảm nhận và đánh giá. Việc bạn cảm nhận như thế nào về chính giọng nói của mình phản ánh gần như 100% người khác sẽ cảm nhận về giọng nói của bạn. Cho nên, nếu bạn có cảm giác mặc cảm khi nghe thu âm giọng của mình thì cũng hãy cố gắng để có được đánh giá chính xác về tình trạng hiện tại của giọng nói mình.
Việc thu âm hiện nay rất dễ, chỉ cần cài app trên điện thoại của mình là được. Mình hay dùng Voice Recorder Pro của Splend Apps vì phần mềm này bản miễn phí chỉ đi kèm quảng cáo và cho phép thu ẩm linh hoạt có độ lên đến vài tiếng đồng hồ.
Chi tiết 7 Bí Quyết Để Có Giọng Nói Hay và Cuốn Hút
Phát âm to, rõ chữ, rõ nghĩa khi nói
Cách luyện phát âm dễ nhất là luyện đọc sách
Các ban có thể bắt đầu bằng việc đọc khoảng 10 trang sách mỗi ngày. Có thể lựa một quyển sách với chủ đề mà mình yêu thích hay chủ đề liên quan đến công việc. Chú ý để tâm vào việc đọc để làm sao như đang nói chuyện lúc bình thường. Chú ý phát âm kỹ và đúng từng chữ một là được.
Tập phát âm để sửa các lỗi như R và G, L và N, S và X, Tr và Ch, Â và Ă, v.v. Như đã nói ở trên về tính đặc trưng vùng miền ở Việt Nam, nhiều bạn vẫn bị mắc lỗi này khi nói chuyện. Các bạn cần lưu ý sửa dần dần vì trong những sự kiện giao tiếp quan trọng mà đối tượng nghe là dân địa phương thì nó có thể dẫn đến đến hiểu lầm và hiểu sai đáng tiếc.
Bài tập này vừa giúp rèn luyện thói quen đọc sách tăng thêm kiến thức, cũng vừa giúp ta cải thiện dần giọng nói của mình.
Khống chế âm lượng và làm chủ tốc độ khi nói
Âm lượng khi nói
Lần cuối cùng bạn đối mặt với một người mà âm lượng khi của họ quá to đến gây chói tai và khó chịu, hay quá nhỏ như đang thầm thì khiến nghe không rõ chữ và hiểu không rõ nghĩa? Cái gì cũng vậy, cực đoan quá luôn luôn không tốt, âm lượng giọng nói càng cần được chú ý để điều chỉnh làm sao cho vừa đủ nghe. Nói quá nhỏ như người không đủ hơi, thiếu sức sống sẽ không thể hiện được uy lực và sự thuyết phục của giọng nói. Nói to quá dễ bị chê là thô lỗ và bất lịch sự, nhất là khi ta đang ở những môi trường kín, trang trọng như tại các buổi lễ hay sự kiện với đối tác.
Để xem mình nói có vừa đủ nghe hay chưa thì vẫn cách tốt nhất là dùng phần mềm để ghi âm lại và điều chỉnh dần. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nếu giữ giọng ở mức bình bình quá lâu sẽ gây sự nhàm chán cho người nghe. Để có giọng nói hay và cuốn hút người nghe, chúng ta cần kết hợp lên xuống với điệu trầm bổng và nhấn nhá câu từ thích hợp.
Tốc độ khi nói
Nghiên cứu cho thấy người ta thường không thích ai nói nhanh hơn họ. Và ngược lại họ thích những ai nói chậm hơn hoặc bằng tốc độ họ nói. Nói quá nhanh, được cho là gây ra sự bối rối với người nghe khi phải liên tục “đuổi theo” để hiểu câu chữ của người nói.
Tốc độ nói được cho là tốt nhất khi ở vào khoảng 150 từ/phút. Cũng như ở phần âm lượng, nếu tốc độ cứ bình bình sẽ lại gây ra sự nhàm chán. Cho nên, ngoài việc duy trì tốc độ khi nói ở mức vừa phải thì chúng ta cũng nên xen kẽ tiết tấu lúc nhanh, lúc chậm sao cho thích hợp. Chú ý ở những đoạn chuyển ý hay tình tiết mới của câu chuyện, chúng ta nên có khoản ngưng hẳn để mọi người cùng suy nghĩ và thấm ý vừa rồi. Chúng ta cũng nên chú ý quan sát người nghe trong lúc chúng ta nói để xem liệu họ có đang theo kịp với chúng ta hay là họ đang “nhíu mày” lại vì có chỗ nào đó đang gây cho họ sự khó hiểu và theo không kịp ý. Nếu có, ta nên dừng lại, đặt câu hỏi và giải thích rồi mới tiếp tục các ý mới.
Tạo ngữ điệu êm ái cho lời nói
Ngữ điệu đã được nhắc đến ở phần trên, ở phần này mình làm rõ sự đóng góp của ngữ điệu vào việc tạo nên sự êm ái cho giọng nói.
Ngữ điệu là sự kết hợp của âm trầm và âm bổng với nhau và phù hợp với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt ở một mức độ nhất định. Lưu ý rằng, êm ái không có nghĩa là ướt át, “sến” súa hay lả lướt. Cách dễ dàng nhất để tập giọng nói êm ái chính là nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình rồi điều chỉnh dần. Chúng ta có thể đưa bản ghi âm cho bạn bè để xin ý kiến và đánh giá của họ. Những đánh giá khách quan sẽ giúp chúng ta sửa sai và có được giọng nói hay và cuốn hút nhanh hơn.
Cách khác nữa là chúng ta luyện tập ngữ điệu với vần BẰNG và TRẮC với chính ngôn ngữ Tiếng Việt hàng ngày. Khi nói chuyện hay khi luyện tập, chỗ nào có vần bằng thì chúng ta đừng lên cao mà cần hạ giọng xuống một chút, chỗ nào có vần trắc thì ta hơi nâng lên. Khi tạo ra ngữ điệu và nhịp điệu trong giọng nói của mình rồi thì sự cuốn hút sẽ đến rất tự nhiên.
Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.
Tạo sự truyền cảm khi nói
Đi cùng với nhịp điệu hay ngữ điệu không thể thiếu sự truyền cảm khi nói. Chúng tôi tách bạch ra để bạn dễ đọc và tránh nhầm lẫn vì hai phần này cũng gần như nhau. Để dễ hiểu, chúng ta hãy thử hình dung sự sự truyền cảm của giọng nói ở các từ CHÂN-TÂM-CẢM.
CHÂN có nghĩa là sự chân thành mà chúng ta nói và biểu đạt. Câu nói của chúng ta và thông tin của chúng ta là là đúng đắn và nhằm đem lại giá trị và sự thoải mái cho người nghe chứ không phải đem lại sự xuyên tạc hay thị phi.
TÂM có nghĩ là mình đặt tâm của mình vào câu chuyện, thể hiện sự tập trung và tôn trọng người nghe với các thông tin và giá trị hữu ích từ câu chuyện của chúng ta.
CẢM có nghĩa là mình đưa cảm xúc và lời nói và giọng nói, bắt nguồn từ trong chính trái tim và cảm xúc mà mình có.
Sự truyền cảm chính không gì hơn ngoài sự hài hòa của sự chân thật, sự toàn tâm và tình cảm. Chúng ta nói những lời hay, ý đẹp thì sức truyền cảm của nó sẽ mạnh mẽ và dễ đi vào lòng người hơn. Sẽ không có ý nghĩa gì nếu một giọng nói đẹp chỉ để nói những lời “chua-cay như Mì Hảo Hảo” cả.
Truyền sự nhiệt tình và năng lượng qua lời nói
Ở Stage Mastery chúng tôi có nhiều khóa học phát triển bản thân trong đó rèn luyện và phát huy năng lượng nội tại luôn được đề cập. Đã là năng lượng thì nó chắc chắn không tự sinh ra, chúng ta cần sự khơi dậy, sự trau dồi, sự luyện tập và chuyển hóa như các học viên khóa học Cách Mạng Bản Thân – Cách Mạng 5 Giờ Sáng. Hình thành thói quen tốt, bỏ dần thói quen không tốt, “tu sửa” TÂM và THÂN để phát huy năng lượng từ bên trong.
Việc năng lượng bên trong dồi dào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức mạnh truyền đạt của chúng ta và quyết định phần nào kết quả để có giọng nói hay và cuốn hút. Năng lượng của chúng ta khiến người nghe cảm thấy được sự tích cực trong đó, sự tốt đẹp và nhiệt huyết.
Luyện tập thở và nói giọng bụng
Cải thiện hơi thở
Giọng nói bắt nguồn từ hơi thở khi đi qua thanh quản và khoang miệng. Cho nên, muốn có một giọng nói hay thì trước hết chúng ta cần tập luyện cho cột hơi của chúng ta thật khỏe.
Các bạn hãy bắt đầu luyện tập hơi bằng cách đặt tay lên bụng và hít thở thật sâu để cảm nhận bụng nâng lên hạ xuống theo từng nhịp thở. Hãy luyện tập bài thở này nhiều lần trong ngày bất cứ khi nào có thể.
Tư thế chuẩn nhất khi tập luyện về hơi thở là đứng thẳng, vai thẳng, lưng thẳng, chân thẳng rộng bằng vai, hoặc ngồi trên ghế cứng dựng thẳng lưng. Ban đầu, nên hít hơi vào bằng mũi, dùng đầu để điều khiển cho làn hơi đi xuống bụng (bụng lúc này phải phình to ra), nén hơi lại trong khoảng 8 đến 12 giây, sau đó xì nhẹ nhàng qua đường miệng, thời gian giữ và xì hơi tối thiểu phải được 30 giây. Trong lúc xì hơi qua miệng, cần lưu ý điều tiết cho hơi thở xì ra đều đặn và ổn định, không ngắt quãng.
Cách luyện hơi khác nữa là bạn thử đọc các đoạn văn có câu dài và ngắn khác nhau. Cố gắng chỉ dùng một nhịp hơi thở cho mỗi câu văn dù dài hay ngắn. Chú ý vừa đọc to trong khi vừa thở ra chậm rãi, từ từ. Sau đó lại hít vào và đọc câu tiếp theo. Lưu ý, đây là phương pháp dùng trong luyện tập, trong đời sống hàng ngày không nên sử dụng. Việc tập luyện khi thành thói quen, tự dưng bạn sẽ có phản xạ vào đời thực một cách hợp lý mà bạn thậm chí không nhận ra.
Bụng là nơi tạo độ rung vang cho giọng nói
Ngoài việc giúp giữ hơi, an tĩnh tinh thần mỗi khi mệt mỏi thì thở bụng là giúp tiếng nói bạn tạo rung vang, ấm và trầm. Khi bạn luyện thở bụng tốt, tích trữ được hơi nhiều thì việc bạn tùy dụng hơi để có giọng nói rung vang hay giọng nói ấm cúng hay giọng nói trầm bỗng đều trong sự tự chủ.
Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng và hàm)
Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng và hàm) chính là bí quyết cuối cùng nằm trong Bật Mí 7 Điều Cần Lưu Ý Để Có Giọng Nói Hay và Cuốn Hút. Thực hành nói chuyện với cơ miệng và hàm được thư giãn. Cách tốt nhất để làm được điều này là tự luyện tập, cường điệu các cử động của gương mặt khi nói. Hãy mở miệng nói “oh” và “ah”, và để cơ hàm bạn được mở ra. Thực hành bài này thường xuyên mỗi ngày.
Kết Bài
Chúc các bạn sức khỏe và thành công, đặc biệt là có thể áp dụng những kiến thức ở bài viết này để trang bị cho mình một Giọng Nói Hay và Cuốn Hút. Nếu các bạn có thắc mắc gì có thể để lại tin nhắn ở phần bình luận bên cạnh. Các bạn cũng có thể tham gia nhóm ZALO của Stage Mastery để nhận thông tin cập nhật về các khóa học phát triển bản thân do Stage Mastery tổ chức hoặc đồng hành.