Định nghĩa và nguồn gốc NLP hay Ngôn Ngữ Lập Trình Tư Duy
NLP là từ viết tắt của Neuro-Linguistic Programing, dịch sang Tiếng Việt là NLP hay Ngôn Ngữ Lập Trình Tư Duy hay đôi khi còn được gọi ngắn gọn là Ngôn ngữ NLP.
NLP hay Ngôn Ngữ Lập Trình Tư Duy được hiểu như là một cách tiếp cận giả khoa học trong giao tiếp, hỗ trợ phát triển cá nhân và tâm lý trị liệu được sáng tạo bởi Richard Bandler và John Gri ở California, Hoa Kỳ vào những năm 1970.
Những người sáng tạo NLP tuyên bố rằng có một mối liên hệ giữa quá trình thần kinh (neuro), ngôn ngữ (linguistic) và các mô hình hành vi được học thông qua kinh nghiệm (programming) hay viết tắt gọi là ngôn ngữ NLP. Và những điều này có thể được thay đổi để đạt được các mục tiêu cụ thể trong cuộc sống.
Bandler và Gri nói rằng phương pháp NLP có thể “mô hình hóa” các kỹ năng của những người đặc biệt, cho phép bất cứ ai cũng có thể học được những kỹ năng đó. Họ cho biết thêm, NLP có thể điều trị các vấn đề như ám ảnh, trầm cảm, hội chứng tic, bệnh tâm lý, dị ứng và rối loạn học tập.
Hiểu một cách đơn giản, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) cho phép bạn làm được những gì một thiên tài, một chuyên gia, một người thành công,… đã làm được bằng cách “lập trình” não bộ của mình theo những việc được cài đặt trong bộ não của họ.
Các thành phần chính của NLP hay Ngôn Ngữ Lập Trình Tư Duy
Hiện nay, Ngôn ngữ NLP có thể nhận biết và định hình với sự hội tụ của 3 thành phần chính gồm Chủ quan, Ý thức và Học tập.
Chủ quan
Do con người nhìn các vấn đề trên thế giới theo một cách chủ quan, vì thế, não bộ tạo ra một thế giới thu nhỏ của riêng mỗi người được gọi là kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này thường được hình thành thông qua việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp của mỗi cá nhân thông qua ngôn ngữ và 5 giác quan của cơ thể.
Theo các nghiên cứu riêng biệt, độc lập và chuyên nghiệp của các chuyên gia NLP thì trải nghiệm chủ quan của con người cũng thường có cấu trúc rõ ràng.
Ý thức
Nhiều chuyên gia đào tạo lập trình ngôn ngữ NLP thường quan niệm rằng, ý thức được phân định thành 2 vùng riêng gồm: ý thức và vô thức. Trong đó, những trải nghiệm chủ quan của con người xảy ra bên ngoài nhận thức sẽ được gọi là tâm trí vô thức.
Học tập
NLP sử dụng một phương pháp bắt chước trong việc học tập theo mô hình được gọi là mô hình hóa dữ liệu.
Sự tương đồng của Ngôn ngữ NLP và phương pháp “quán” của Phật giáo
Một bài kinh trong Tăng Chi Bộ kể rằng Đức Phật dạy răng có hai thứ Năng lực (Sức mạnh) vốn là một phẩm chất tinh thần nhưng có thể chế ngự thứ khác và có Sức mạnh vượt hơn một số phẩm chất khác. Hai Sức mạnh đó, theo lời Đức Phật là Sức mạnh của sự quán chiếu và Sức mạnh của sự phát triển tâm linh, gọi là Bhavana Bala. Bhavana là tiếng Pali để chỉ sự thiền định, sự tu luyện tâm, sự phát triển tâm linh. Như vậy quán chiếu và thiền là hai năng lực để khắc phục những phẩm chất bất thiện trong ta.
Trong đó Sức mạnh của sự quán chiếu trong Phật Pháp giúp người tu tập có được trạng thái cảm xúc tích cực như niềm vui, sự tự tin, sự thanh thản… tóm lại là giúp gỡ bỏ, ngăn chặn các cảm xúc tiêu cực nhưng không qua trốn tránh thực tế mà là thông qua sự cải thiện từ thực tế.
Ngôn ngữ NLP có thể xem như là sự đột phá của quá trình này vì nó hiện đại và gần gũi với thế giới hiện tại hơn, nhất là ở Phương Tây, nơi NLP được sáng tạo. Để nói về tính hiện đại, ta có thể ví Ngôn ngữ NLP như là việc gỡ bỏ các ứng dụng không phù hợp được cài đặt sẳn trong não bộ của mỗi con người chúng ta. Chúng ta sau đó thay thế các ứng dụng kia bằng các ứng dụng thích hợp hơn qua quá trình mô tả mang tính hình tượng. Trên thực tế đó là cả một quá trình thay đổi tư duy và thói quen và thường sẽ mất nhiều thời gian. Thông thường là không dưới 28 ngày theo quy trình NLP đưa ra.
Tuy nhiên NLP và phương Pháp quán trong đạo phật không chỉ thay đổi hành vi, mà bao gồm nhận thức đúng về quy luật và bao hồm các phương Pháp cài đặt rất khoa học và bài bản. Bao gồm thay đổi niềm tin, tạo lập thói quen mới để thay thế thói quen cũ bằng việc luyện tập và cài đặt tâm thức. Dựa trên các ứng dụng thần kinh học, ngôn ngữ học và mô thức vượt trội.
Ví dụ tập nói trước đám đông. Bạn không thể tạo sự tự tin và trở thành người diễn thuyết giỏi chỉ với những câu đại loại như: tôi tự yin, tôi tin tôi làm được… Sẽ chẳng có điều gì sảy ra hết. Muốn có kết quả như ý muốn Quá trinh này phải trải qua một quy trình nhiều bước.
Tạo niềm tin cho bạn băng những bằng chứng cụ thể và giúp bạn:
- Tìm hiểu bạn đang có vấn đề gì, niềm tin sai lệch của bạn là gì. Những băng chứng nào khiến bạn tin điều đó, niềm tin đó có phải là quy luật khách quan hay do quan niệm của bạn….
- Đưa bằng chứng phản biện.
- Giúp bạn Nhận thức bạn làm được nếu có phương pháp đúng
- Cho bạn thấy Mọi người ban đầu đều sợ hãi nhưng luyện tập bài bản có thể kiểm soát được.
- Khi bạn đã có niềm tin, thì những câu xác quyết cộng với một vài động tác mạnh mẽ sẽ cho bạn chút năng lượng ( chỉ là tạm thời thôi nhé)
Sự giúp ích của Ngôn ngữ NLP
Ngôn ngữ NLP hiện nay được phổ biến và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Điều khiển trạng thái cảm xúc của bản thân, Giúp hoàn thiện kỹ năng trong giao tiếp, Giúp cải thiện công việc và cuộc sống của bản thân và ảnh hưởng tốt lên người xung quanh.
Điều khiển trạng thái cảm xúc của bản thân
Có câu, “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trong kinh doanh dù ở bất kỳ vị trí nào từ nhân viên cho đến CEO thì trước tiên bạn phải quản lý tốt chính bản thân mình, những gì thuộc về suy nghĩ và hành động. Nếu am hiểu được NLP – Lập trình ngôn ngữ tư duy, sẽ học được cách điều khiển trạng thái cảm xúc và hành vi trước các đối tác, khách hàng và đội ngũ nhân viên của mình. Trên cơ sở đó từ đó, khéo léo hóa giải những mối xung đột trong lúc đàm phán, quản lý giúp cho mọi chuyện được diễn ra suôn sẻ.
Một khi am hiểu tận tường NLP sẽ giúp trí não khai thông mọi vướt mắc, tháo gỡ mọi khăn khó, không những giúp bản thân đạt được những tựu nhất định mà còn mang đến niềm cảm hứng cho nhiều người khác. Trong đó chính sự thành công của bản thân đã trực tiếp mang đến nhiều lợi ích cho những người xung quanh, bạn bè và những người thân trong gia đình.
Tóm lại Ngôn ngữ NLP khi được ứng dụng sẽ giúp ta có được các yếu tố để thành công trong cuộc sống:
- Biết được cách điều khiển trạng thái cảm xúc của bản thân
- Thay đổi thói quen
- Thiết lập mục tiêu trong cuộc sống
- Có được tư duy xuất chúng
- Phát triển các kỹ năng mềm một cách nhanh và hiệu quả nhất.