Trầm cảm là gì và 6 dấu hiệu của trầm cảm

Trầm cảm là gì và 6 dấu hiệu của trầm cảm

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm hay còn gọi là rối loạn trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến có tên tiếng Anh là Major Depressive Disorder (MMD). Ở mức độ nhẹ, trầm cảm thường không đáng lo ngại với các biểu hiện cũng không rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, chứng trầm cảm nhẹ chỉ gây sự ảnh hưởng trong ngắn hạn về tâm lý.  

Tuy nhiên, ở mức độ nặng hơn thì trầm cảm được xem là một chứng bệnh tâm lý mà nếu không được quan tâm điều trị đúng mức có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý và sức khỏe của người bệnh.

Khi nào trầm cảm trở thành bệnh?

Khi trạng thái cảm xúc tiêu cực diễn ra trong thời gian dài trong nhiều tháng, nhiều năm và dẫn đến các chứng rối loạn cơ thể khác như đau mỏi cơ thể, sụt cân, mất ngủ, đau đầu, v.v.

Các phản ứng tinh thần và thể chất tiêu cực làm giảm năng suất học tập và làm việc và nguy hiểm hơn khi trầm cảm khiến cho người bệnh có  kỳ quặc, làm hại đến bản thân (như nghiện rượu, nghiện chất kích thích, gây nghiện, tự rạch da, tự cắt tay…). Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì trầm cảm là tác nhân chính hoặc có liên quan trực tiếp trong các vụ tự tử ngày càng tăng hiện nay.

trầm cảm

Môi trường, giới tính và di truyền là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trầm cảm

Thống kê đều cho thấy bệnh trầm ngày nay phổ biến đến mức ước tính có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm ở một giai đoạn nào đó của đời mình. Các giai đoạn trong đời người tiêu biểu mà trầm cảm dễ phát sinh như trầm cảm tuổi dậy thì, trầm cảm do thi cử, trầm cảm sau sinh, trầm cảm sau biến cố cuộc sống (ví dụ như tai nạn, gia đình đổ vỡ), v.v. 

Vì là một chứng bệnh tâm lý nên mức độ của bệnh trầm cảm cũng thường khác nhau tùy vào môi trường sống, công việc, giới tính và cả di truyền.

Mức độ trầm cảm ở thành thị thường cao hơn nông thôn

Theo các tài liệu đánh giá khoa học cho thấy, tỉ lệ trầm cảm có dấu hiệu nhiều hơn và mức độ bệnh cũng thường cao hơn ở các thành thị so với vùng nông thôn. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng ở các thành phố lớn và đông dân cư thì đồng nghĩa áp lực cuộc sống và sự cạnh tranh cũng nhiều hơn so với ở vùng thôn quê. Bầu không khí ở các thành phố cũng trong tình trạng ô nhiễm hơn. Thêm vào đó là ô nhiễm tiếng ồn cũng đang là vấn đề được báo động trong thời gian gần đây.

Mức độ trầm cảm ở nữ thường cao hơn nam

Theo các báo cáo sàng lọc và khám chữa bệnh trầm cảm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới cao về cả số lượng và mức độ bệnh. Giải thích vấn đề này có thể kể đến vị thế của người phụ nữ trong Xã hội vẫn còn ở mức kém cạnh so với các đấng mày râu. Ở một số quốc gia và xã hội thì vai trò của người phụ nữ vẫn còn bị hạn chế và thậm chí là bị áp bức. Các phong tục, lễ giáo truyền thống được cho là góp phần hạn chế người phụ nữ tìm đến các giải pháp “xả stress” lành mạnh để làm giảm đi áp lực cuộc sống và khiến trầm cảm trở nên tệ hơn.

READ  Tìm hiểu về Thần Số Học

Mức độ trầm cảm chịu chi phối của yếu tố di truyền

Các nhà khoa học đã tiến hành làm nghiên cứu tần suất bệnh trầm cảm trên nhiều gia đình, các cặp sinh đôi hoặc con nuôi và kết luận rằng trầm cảm liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Các con số từ nghiên cứu cho thấy có từ khoảng 10-25% khả năng con sẽ mắc chứng trầm cảm nếu có cha hoặc mẹ mắc trầm cảm. Con số này tăng lên gấp đôi, tức là 20-50% nếu cả cha và mẹ đều mắc trầm cảm. Việc có nhiều thành viên trong gia đình bị chứng bệnh trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

TEST BECK

LÀM BÀI TEST TRẦM CẢM ONLINE

TRẮC NGHIỆM MỨC ĐỘ TRẦM CẢM VÀ NHẬN KẾT QUẢ ONLINE MIỄN PHÍ

6 dấu hiệu của trầm cảm

Khí sắc trầm

Dễ nhận biết trầm cảm nhất có lẽ chính là qua khí sắc mang dáng vẻ ủ rũ, bất cần của người mắc trầm cảm. Qua quan sát có thể thấy được những người mắc phải trầm cảm thường mang nét mặt u sầu và buồn bã, đôi khi bộc lộ sự chán nản và dễ cáu gắt. Tuy nhiên, nếu chỉ quan sát qua khí sắc cũng có thể nhầm lẫn với những ai vốn có tính trầm buồn hoặc đang trải qua cảm xúc này trong thoáng chốc. Do vậy, các bác sĩ tư vấn tâm lý thường phán đoán bệnh trầm cảm với triệu chứng kéo dài ít nhất hai tuần.

Mất hứng thú với sự vật, sự việc xung quanh

Khi trầm cảm phát triển lên mức độ cao hơn thì người bệnh có xu hướng tự tách biệt mình, cô lập bản thân với gia đình và mọi người xung quanh. Họ đánh mất cảm xúc và sự hứng thú với những điều trước đây đã từng vốn rất yêu thích. Ở một số người bệnh trầm cảm giai đoạn này có thể có thêm chứng chán ăn và nếu thèm ăn thì dễ ăn mất kiểm soát. Với một số người thì lại có xu hướng suy giảm về khả năng tính dục và đời sống vợ chồng không còn chất lượng và mặn nồng.

Mất ngủ

Trước đây, khi khoa học còn chưa phát triển và đời sống người Việt còn nhiều thiếu thốn thì mất ngủ đôi khi là xa xỉ mà nếu có xảy ra thì chỉ đơn giản là “mất ngủ”. Tuy nhiên, mất ngủ kéo dài chính là biểu hiện của trầm cảm và cần được sự quan tâm đúng mức vì mất ngủ kéo dài dễ dẫn đến suy nhược tinh thần và thể chất.

READ  Bài Test trầm cảm BECK online - Đánh giá mức độ trầm cảm online

Ngoài ra, mất ngủ còn làm gia tăng các hormone gây ức chế hệ thần kinh có thể dẫn đến đau đầu triền miên.

Giảm hiệu suất làm việc

Trầm cảm khiến cho tâm trí không còn lạc quan và cởi mở dễ khiến cho các mối quan hệ dần mất đi chất lượng và do đó công việc cũng dễ bị ảnh hưởng theo. Thêm vào đó, việc mất ngủ cùng các vấn đề thể chất khác của trầm cảm như đau nhức toàn thân, đau đầu, hay quên và khó tập trung cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học hành và công việc.

Luôn cảm thấy không hạnh phúc

Việc buồn bã, mất ngủ cùng những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực kéo dài khiến cho não bộ ngừng sản xuất ra một loại hormone gọi là HẠNH PHÚC. Lâu dần, người bệnh quen với cảm giác không có hạnh phúc này mà không biết rằng cơ thể chúng ta đang mất đi sự bình thường vốn có. Đây cũng được cho là dấu hiệu bệnh trầm cảm tiêu biểu nhất mà nữ giới thường mắc phải.

Mất niềm tin

Nếu đã trải qua hầu hết các cung bậc cảm xúc, giai đoạn bên trên mà chứng trầm cảm vẫn chưa được quan tâm và điều trị đúng mức thì giai đoạn mất niềm tin sẽ đến. Trong giai đoạn này của trầm cảm, người bệnh có xu hướng sử dụng chất gây nghiện như rượu bia hoặc thuốc an thần để giảm đi sự tuyệt vọng bên trong. Thường vào giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy rối bời với cảm giác tội lỗi xen kẽ với ý định tiêu cực như tự sát để được giải thoát khỏi sự bế tắc.

Mở rộng nhận biết của biểu hiện trầm cảm

Nhận biết trầm cảm ở học sinh hay còn gọi dấu hiệu trầm cảm tuổi học đường

Trong thời gian gần đây, trầm cảm tuổi học đường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các bậc làm cha mẹ và các ban ngành giáo dục, đào tạo. Lứa tuổi học sinh có tâm sinh lý đang phát triển và chưa vững vàng nên đặc biệt nhạy cảm với những tác động xung quanh. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực, suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. 

Dấu hiệu trầm cảm tuổi học đường chính là việc phản ánh qua kết quả học tập sa sút và phát sinh các mối quan hệ không lành mạnh. Các em cũng có dấu hiệu thu mình, không còn thoải mái tâm sự với cha mẹ thay vào đó là thu mình với các món đồ chơi hay sở thích của mình. Cha mẹ đặc biệt cần có sự quan tâm, chia sẻ để tránh xảy ra những nguy hại do chứng trầm cảm tuổi học đường.

READ  Gofiber - Nhà cung cấp hosting Việt Nam hàng đầu

Biểu hiện trầm cảm tuổi dậy thì

Tương tự như trầm cảm tuổi học đường, đi kèm với các bất thường trong tính cách và hành vi. Biểu hiện trầm cảm tuổi dậy thì thường gồm các hành vi sau:

  • Thường xuyên có các biểu hiện tức giận thậm chí là cát gắt vô cớ
  • Mất phương hướng và cảm thấy mình vô dụng khi để tâm vào các trò chơi mà đối với người lớn là vô thưởng vô phạt nhưng với các em lại là “best”
  • Hay tỏ ra buồn bã mà không có lý do
  • Thay đổi thói quen khi ngủ
  • Thích ở một mình
  • Trở nên thèm ăn
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Bắt đầu cảm thấy mất hứng thú về công việc cũng như sở thích
  • Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội
  • Luôn bị ám ảnh bởi việc trầm cảm tự sát hay rạch tay trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh đang được đặc biệt quan tâm đến sau nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra trong thời gian gần đây. Đối với nhiều người, đây là hồi chuông cảnh tỉnh mà họ như chợt nhận ra rằng sự vô tâm hay vô tình đôi khi lại tiềm ẩn sự nguy hại khủng khiếp. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường có các dạng sau:

  • Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
  • Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc.
  • Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi.
  • Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn.
  • Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều.
  • Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
  • Giận dữ, mất kiểm soát.
  • Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.
  • Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
  • Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
  • Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.

Kết bài

Chúc toàn thể các bạn đọc sự bình an và sức khỏe kiện toàn để vượt qua mùa dịch đầy khó khăn này. Hay thường xuyên rèn luyện thân thể và chú tâm đến chế độ ăn uống để giữ một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần minh mẫn để sẵn sàng đẩy lùi dịch bệnh. Và đặc biệt, đừng để mình phải bị TRẦM CẢM nha.

Để lại một bình luận